Phân loại Nội_soi_phế_quản

Nội soi ống cứng

Nội soi ống cứng

Nội soi ống cứng thường được sử dụng để lấy dị vật.[1] Nội soi ống cũng thích hợp cho hồi phục sau hít phải dị vật do nó cho phép và bảo vệ đường dẫn khí, kiểm soát dị vật trong khi hồi phục.[2]

Ho máu nhiều tương đương với mất hơn 600mL máu trong 24 giờ là một cấp cứu cần được bù dịch tĩnh mạch và nội soi ống cứng kiểm tra. Với lòng ống soi cứng lớn hơn ống mềm, nội soi ống cứng cho phép thực hiện các thủ thuật như đốt điện giúp kiểm soát chảy máu.

Nội soi ống mềm

Nội soi ống mềm dài hơn và nhỏ hơn ống cứng. Nó chứa hệ thống sợi quang truyền một hình ảnh từ đầu dụng cụ về camera ở đầu kia. Bằng cách sử dụng dây cáp Bowden nối với một cần gạt ở tay cầm, đầu các dụng cụ cho phép các bác sĩ để điều chỉnh các dụng cụ vào từng phế quản thùy hay phân thùy. Hầu hết nội soi ống mềm có kèm một kênh để hút hoặc thiết bị khác, nhưng vẫn nhỏ hơn đáng kể so với nội soi ống cứng.

Nội soi ống mềm ít gây khó chịu cho bệnh nhân hơn ống cứng và thủ thuật có thể được thực hiện một cách dễ dàng và an toàn dưới liều an thần trung bình. Ngày nay, đây là kỹ thuật đựa lựa chọn nhiều nhất khi nội soi phế quản.